Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Bộ 2 nét (tiếp theo và hết bộ 2 nét)

Bộ 2 nét tiếp theo:

Bài tập
Cho biết bộ, âmnghĩa các chữ sau đây :
, , , , , , , ,

------------------
Đến đây là xong những bộ 2 nét, tuần tới chúng ta sẽ qua bộ 3 nét, phần bài tập sẽ thú vị hơn!
Trước hết các bạn quan sát cách kết cấu chữ Hán sau đây:





Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Bài 3-2 Bộ 2 nét (tiếp theo)


Bộ 2 nét tiếp theo:


Lưu ý Bộ đao刀 khi biến thể có dạng
Các bạn quan sát các chữ có bộ đao và bộ đao biến thể sau:  
剏 劒 刖 刣

Bài tập:
Các chữ sau thuộc bộ gì? Cho biết âm và nghĩa:
, , , , , , ,

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Bài 3 - Bộ 2 nét


Bộ thủ 2 nét gồm 22 bộ, nên chúng ta sẽ học mỗi tuần khoảng 7 bộ để có thời gian viết và làm bài tập.


Bộ 2 nét:

BÀI TẬP
Để tập cách nhận diện chữ thuộc bộ gì, chúng tôi đưa ra bài tập để tập quen nhận diện. Tuy rằng hiện nay với thời đại tân tiến chúng ta không cần nắm vững bộ vẫn có thể tra, nhưng nếu học kỹ căn bản, sau này sẽ thấy có những điểm hay trong các bộ.

1- Cho biết âm và nghĩa các chữ thuộc bộ 1 nét:
(bộ  nhất )       (bộ nhất)
(bộ cổn)         
(bộ chủ )         (bộ chủ )
(bộ phiệt )          (bộ phiệt )  
(bộ ất )           (bộ ất )
(bộ quyết)     

2- Cho biết bộ, âmnghĩa các chữ thuộc bộ 2 nét sau đây :
, , , , , , ,

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

BÀI 2: Bộ 1 nét

Bài 2
CÁC BỘ CHỮ HÁN
Những nét cơ bản khi ghép lại sẽ tạo thành một chữ, thí dụ chữ , gồm 3 nét chấm và một nét móc nằm (ngọa câu). Đọc theo âm Hán Việt là tâm, có nghĩa là trung tâm, quả tim…,
Vậy:
Chữ:
Âm Hán Việt: Tâm
Nghĩa: Tâm hồn, quả tim, trung tâm
Và để có thể tra được chữ này trong tự điển, chúng ta cần biết chữ này thuộc bộ gì.
Học 214 bộ (bộ thủ) sẽ giúp chúng ta nhận ra chữ thuộc bộ gì, để có thể tra ra cách đọc âm và nghĩa của chữ đó.
Có tất cả 214 bộ chữ Hán, xếp thứ tự từ 1 nét đến 17 nét.

BỘ 1 NÉT                                                                                                         
 
1
 nhất:
Số một
2
 cổn:
(Sổ, chỉ là nét sổ xuống, tự nó không có nghĩa)
3
 chủ:
(Chấm, chỉ là một chấm, không có nghĩa)
4
丿
(乀, 乁)
 phiệt:
(Nét phẩy, chỉ là dấu phẩy xuống, không tự có nghĩa)
5
 ất:
Can thứ nhì trong thập can
6
quyết:
(Nét móc không có nghĩa)

TẬP NHẬN DIỆN
NHỮNG CHỮ CÓ BỘ MỘT NÉT
viết 2 nét, để ý thấy nét trên thuộc bộ nhất (không kể bộ nhất thì tìm chữ 1 nét thuộc bộ nhất)
viết 3 nét, trong đó có bộ nhất (không kể bộ nhất, tìm 2 nét thuộc bộ nhất)
viết 4 nét, nét trên cùng thuộc bộ nhất (không kể bộ nhất, tìm 3 nét thuộc bộ nhất)
viết 5 nét, nét gạch dưới là bộ nhất (không kể bộ nhất, tìm 4 nét thuộc bộ nhất)
Vậy để tra những chữ này, chúng ta mở tự điển trang có bộ nhất, tìm chỗ một nét, sẽ thấy chữđinh , hai nét sẽ thấy chữ trượng, ba nét sẽ thấy chữ bất, bốn nét sẽ thấy chữ thả.
Vậy chúng ta có thể biết cách tra một chữ khi biết chữ đó thuộc bộ thủ nào. Sau đó đếm nét của chữ không tính bộ chứa trong đó như thí dụ vừa nêu trên.

Bài tập:
Để làm phần bài tập bạn cần có một quyển tự điển,  bạn click “Tự Điển Thiều Chửu” để tra trên mạng. Hoặc "Tự Điển Hán Việt" (Trần văn Chánh)

Tra âm và nghĩa các chữ sau đây:
下, 丙, 丰, 主, 久, 乍, 乞, 了
Chúng ta chỉ vừa mới biết những bộ một nét gồm nhất, cổn, chủ, 丿phiệt,  ất, quyết.

Vậy bài tập chỉ chứa những bộ một nét. Chúng ta sẽ quan sát và làm quen với cách nhận diện bộ của một chữ Hán.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Bài 1- CÁC NÉT CƠ BẢN

Bài 1- CÁC NÉT CƠ BẢN 
Tự điển thông thường gồm có 214 bộ, tất cả các chữ Hán đều được sắp vào 214 bộ đó. Nhận được chữ Hán đó thuộc bộ gìgồm bao nhiêu nét, chúng ta có thể tra được nghĩa ngay.
Về nét, khi viết mà nhấc tay lên thì kể là một nét. Một chữ Hán có thể nhiều nét. Thí dụ chữ nhất chỉ một nét, chữ tâm gồm 4 nét.

Chữ Hán tuy nhiều nhưng những chữ thường dùng khoảng chừng 3000 chữ. 

Trước hết chúng ta cần biết qua các nét cơ bản, gồm có:

BẢNG TÓM TẮT

Hiện nay chúng ta quen dùng bút nguyên tử, hoặc dùng bút kim hoặc gel 0.5 để tập viết, chữ sẽ dễ coi hơn. 
Các bạn copy bảng này về, tập viết trên giấy để biết các nét, nếu quen các nét, sau này chữ nào cũng do các nét này hợp lại mà thành chữ.

 Vì chữ (vĩnh) chứa tám nét cơ bản của chữ Hán, nên người xưa thường lấy chữ này luyện tập.
8 nét cơ bản là:
1- Nét chấm
2- Nét ngang
3- Nét sổ
4- Nét móc
5- Nét hất lên phải
6- Nét phẩy xiên dài
7- Nét phẩy xiên ngắn
8- Nét mác.